28 tháng 3, 2011

Trắc nghiệm: Bạn có nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường?

Tỉ lệ bệnh đái tháo đường tại TP.HCM gia tăng từ 3,8% năm 2001 lên gần gấp đôi 7,04% vào năm 2008 (theo số liệu điều tra của Trung tâm Dinh dưỡng TP.HCM và Viện Nội tiết T.Ư).


Nếu hảo các món ăn béo như thịt mỡ, bạn cần điều chỉnh sở thích này

Nhân Ngày đái tháo đường thế giới 14-11, chúng tôi xin trích giới thiệu một bài kiểm tra nhanh (gồm chín câu hỏi) giúp mọi người tự nhận biết mình có thuộc nhóm nguy cơ mắc căn bệnh này hay không để có kế hoạch dự phòng. Nếu bạn trả lời “có” cho bất cứ câu nào thì bạn được 1 điểm, nếu trả lời “không” là 0 điểm. Điểm của bạn càng cao thì nguy cơ mắc bệnh càng lớn.
Câu 1: Bạn có bị thừa cân béo phì hay béo bụng không? Để biết mình có thừa cân béo phì hay không, bạn có thể tính dựa theo công thức BMI, bằng cách lấy cân nặng (tính theo kg) chia cho chiều cao bình phương (tính theo m). Nếu BMI trên 23 là thừa cân, BMI trên 25 là béo phì. Ngoài ra, béo phì vùng bụng còn được định nghĩa là vòng bụng đo ngang mức rốn trên 80cm ở nữ giới và 90cm ở nam giới.
Ngày 14-11 hằng năm được chọn là Ngày đái tháo đường thế giới nhằm thu hút sự quan tâm của mọi người về tầm quan trọng, sự gia tăng chóng mặt của căn bệnh này và cách phòng chống. Ngày đái tháo đường thế giới được tổ chức đầu tiên vào năm 1991 do Hiệp hội Đái tháo đường quốc tế và Tổ chức Y tế thế giới thiết lập.
Câu 2:
Bạn thiếu vận động thể lực trầm trọng? Bạn có thuộc típ người di chuyển bằng xe máy, làm việc văn phòng, ít tập thể dục, không chơi thể thao, không đi bộ hằng ngày, ít làm việc nhà?
Câu 3: Bạn ăn uống không điều độ? Có phải bạn thường uống nước đóng chai có đường, thích ăn ngọt, thích ăn các món béo như thịt mỡ, các món chiên ngập dầu? Ăn ít rau quả, uống nhiều bia rượu? Thường xuyên đi làm về trễ và ăn tối sau 20g?
Câu 4: Bạn quá 40 tuổi chưa? Sau tuổi 40 nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường càng gia tăng.
Câu 5: Bạn bị tăng huyết áp hoặc cholesterol máu?
Câu 6: Bạn có cha mẹ hay anh chị em ruột mắc bệnh đái tháo đường? Nếu có thì nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường của bạn cao hơn người khác bởi bệnh này có tính di truyền mạnh.
Câu 7: Bạn là nữ và từng bị chẩn đoán đái tháo đường trong lúc mang thai hoặc bạn sinh con nặng ký (trên 4kg)? Nếu có, bạn sẽ tăng nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường về sau.
Câu 8: Yếu tố chủng tộc. Theo thống kê của Hiệp hội đái tháo đường thế giới, người dân sống vùng Nam Á như nước ta có nguy cơ cao mắc bệnh đái tháo đường và bạn đương nhiên nhận 1 điểm ở câu này.
Câu 9: Bạn bị bác sĩ chẩn đoán rối loạn dung nạp đường huyết hay tăng đường huyết lúc đói? Nếu bị chẩn đoán gặp một trong hai vấn đề trên, bạn sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh đái tháo đường sau này. Các tình trạng này theo y học gọi là tiền đái tháo đường.
Với chín câu hỏi, có thể bạn chưa trả lời được ngay một số câu, như vấn đề cholesterol máu, rối loạn dung nạp đường, huyết áp... Vì thế, bạn nên thu xếp một buổi để đi kiểm tra sức khỏe định kỳ.
Ngoài ra, trong các yếu tố nguy cơ đã liệt kê có nhiều yếu tố bạn có thể thay đổi được, ví dụ các yếu tố nguy cơ liên quan đến cân nặng, vòng eo, ăn uống, vận động thể lực. Do vậy, bạn nên thay đổi lối sống trước khi quá muộn, bởi một khi bị chẩn đoán mắc bệnh đái tháo đường, bạn phải mang căn bệnh này suốt đời.

_________________________________________________________

Bạn từng có vấn đề về sức khỏe như Huyết áp, tiểu đường, tim mạch, sỏi thận – sỏi mật, gút, viêm loét, thần kinh tọa, tai biến, ung thư …

Bạn từng mệt mỏi vì điều trị tại các Chuyên khoa- Bệnh viện lớn, Tốn rất nhiều tiền, dùng thuốc Đông – Tây Y nhưng kết quả vẫn không được như mong đợi.

Hãy một lần thử với dòng sản phẩm NONI JUICE của tập đoàn Quốc Tế TAHITIAN NONI INTERNATIONAL của Mỹ.

LÀM THẾ NÀO ĐỂ BẠN CÓ MỘT SỨC KHỎE TUYỆT HẢO VÀ KHÔNG BAO GIỜ CÒN PHẢI LO LẮNG VỀ BỆNH TẬT CỦA MÌNH NỮA – SẢN PHẨM NONI JUICE CỦA TẬP ĐOÀN QUỐC TẾ TAHITIAN NONI SẼ GIÚP ĐƯỢC CHO BẠN. Mời vào xem ngay: http://www.BiQuyetSucKhoeTuyetHao.com
Đọc tiếp →

27 tháng 3, 2011

Người bệnh đái tháo đường nên hạn chế cà phê, thuốc lá và bia rượu

Ông bác mình bị bệnh đái tháo đường (ĐTĐ) những sáng vẫn thích uống cà phê, thỉnh thoảng lại đi nhậu với bạn bè, còn ban ngày ở nhà đọc báo thì luôn hút thuốc. Bà bác mình cằn nhằn ông mãi mà ông vẫn không bỏ được cái nào, còn nói với bà bác là ông uống cà phê, uống rượu và hút thuốc đều đặn nên không ảnh hưởng gì đến sức khỏe. Đến bây giờ thì mình có cách làm cho ông bác mình tâm phục khẩu phục mà nghe lời bà bác mình rồi, đó là do mình đã đọc được bài viết về vấn đền này trên báo.

Cà phê không tốt cho người ĐTĐ:
Các nghiên cứu trước đây đã chứng minh cà phê có khả năng phòng ngừa bệnh ĐTĐ type 2 vì ngoài caffeine, trong cà phê còn chứa nhiều thành phần khác có khả năng giúp ổn định đường huyết, được gọi chung là chất chống ĐTĐ (anti-diabetes). Tuy nhiên, các nghiên cứu gần đây lại cho thấy cà phê không tốt cho người ĐTĐ. Vì sao như vậy?
Theo nghiên cứu, những người ĐTĐ tham gia nghiên cứu được cho ngưng uống cà phê và chuyển sang uống một viên caffeine 250mg (tương đương hai tách cà phê) vào buổi sáng và một viên vào buổi trưa. Kết quả, những ngày uống caffeine thì đường huyết của người bệnh tăng trung bình 8% so với những ngày không uống caffeine (được thay bằng giả dược).
Trong cà phê có chứa chất caffeine, khi uống cà phê đã tinh bỏ caffeine cho thấy không có hiện tượng tăng đường huyết.



Chất caffeine trong cà phê làm tăng đường huyết


Mặc dù đến nay vẫn chưa có hướng dẫn nào khuyên người bệnh ĐTĐ nên từ bỏ cà phê, tuy nhiên khi bạn bị bệnh ĐTĐ, nếu đường huyết của bạn ổn định thì việc uống cà phê mức độ vừa phải sẽ không đáng ngại. Nếu đường huyết của bạn trở nên khó kiểm soát thì việc ngưng uống cà phê (kể cả thức uống chứa caffeine như trà, ca cao, nước tăng lực) là điều cần phải làm...

Bia rượu là tăng đường huyết:

Rượu có thể làm tăng đường hoặc hạ đường ở người ĐTĐ. Điều này phụ thuộc số lượng rượu bia, thức ăn, uống thời gian dài và quá mức.

Các nghiên cứu ở người ĐTĐ type 1 và 2 cho thấy uống rượu bia số lượng trung bình và không thường xuyên, kèm theo thức ăn không làm ảnh hưởng nhất thời lên lượng đường huyết và insulin. Vì lẽ đó, bia rượu có thể xem xét thêm cho người ĐTĐ có kế hoạch ăn uống hài hòa.




Bia rượu mang lại nhiều năng lượng làm cho đường huyết tăng khó kiểm soát

Nghiên cứu dịch tễ học ở người không ĐTĐ, uống rượu bia mức độ nhẹ đến trung bình có tác dụng làm tăng nhạy cảm insulin và giảm nguy cơ bệnh ĐTĐ, bệnh mạch vành tim và đột quỵ.
Ở người ĐTĐ, uống rượu bia lâu dài, mức độ nhẹ đến trung bình (5-15gam cồn/ngày, tức 100-300ml bia 5 độ) sẽ làm tăng HDL - “mỡ tốt” trong máu, do đó làm giảm nguy cơ bệnh mạch vành tim.
Bia rượu làm tổn hại cơ thể giống như cách mà mỡ gây ra, đồng thời mang lại nhiều năng lượng làm cho đường huyết tăng khó kiểm soát.
Nếu bạn bị ĐTĐ chỉ nên uống thỉnh thoảng, mức độ vừa phải (khoảng một lon bia hoặc 100 ml rượu vang, hoặc 45 ml rượu mạnh - tương đương 15 gam cồn), uống khi có thức ăn kèm. Uống từ từ. Tránh uống hỗn hợp rượu đường, rượu mật, rượu ngọt hoặc pha rượu với nước giải khát. Và chỉ uống khi đường huyết đã được kiểm soát tốt. Nếu chế độ ăn đã đủ năng lượng, rượu bia sẽ chuyển hóa thành mỡ thừa.

Nguy hại từ việc hút thuốc lá:
Tại sao hút thuốc lá có hại ở người ĐTĐ? Vì nó góp phần làm tăng đường huyết, tổn thương mạch máu do các chất độc hại trong khói thuốc tấn công mạch máu, tăng xơ vữa động mạch và giảm khả năng mang ôxy cho mô. Đường huyết cao kết hợp với khói thuốc làm tăng tổn thương mạch máu nuôi tim, não, thận, mắt và thần kinh ngoại biên... làm tăng tốc biến chứng ở các cơ quan này.
Người ĐTĐ bị tăng nguy cơ bệnh tim mạch từ hai đến bốn lần so với người không ĐTĐ. Nếu hút thuốc, họ có nguy cơ bị nhồi máu cơ tim gấp ba lần so với người ĐTĐ không hút thuốc. Vì vậy, cai thuốc lá là một trong những điều quan trọng nhất mà người ĐTĐ có thể làm để phòng ngừa hoặc làm chậm sự khởi phát các biến chứng của bệnh này.


Khói thuốc làm tăng đường huyết và tổn thương mạch máu

Những ai đang bị bệnh này hoặc có người thân mắc bệnh này thì hãy nhắc nhở người ta về việc sử dụng bia rượu, cà phê, thuốc lá đi nhé. Mình nghe nói bệnh ĐTĐ khó chữa trị, nếu dùng những loại này thì việc chữa trị càng gặp nhiều khó khăn. Chữa bệnh này xong thì muốn ăn uống như thế nào tùy thích, chứ đang bị bệnh mà vẫn dùng cà phê, thuốc lá, bia rượu quá nhiều thì thật có hại cho sức khỏe.

____________________________________________________________

Bạn từng có vấn đề về sức khỏe như Huyết áp, tiểu đường, tim mạch, sỏi thận – sỏi mật, gút, viêm loét, thần kinh tọa, tai biến, ung thư …

Bạn từng mệt mỏi vì điều trị tại các Chuyên khoa- Bệnh viện lớn, Tốn rất nhiều tiền, dùng thuốc Đông – Tây Y nhưng kết quả vẫn không được như mong đợi.

Hãy một lần thử với dòng sản phẩm NONI JUICE của tập đoàn Quốc Tế TAHITIAN NONI INTERNATIONAL của Mỹ.

LÀM THẾ NÀO ĐỂ BẠN CÓ MỘT SỨC KHỎE TUYỆT HẢO VÀ KHÔNG BAO GIỜ CÒN PHẢI LO LẮNG VỀ BỆNH TẬT CỦA MÌNH NỮA – SẢN PHẨM NONI JUICE CỦA TẬP ĐOÀN QUỐC TẾ TAHITIAN NONI SẼ GIÚP ĐƯỢC CHO BẠN. Mời vào xem ngay: http://www.BiQuyetSucKhoeTuyetHao.com
Đọc tiếp →

26 tháng 3, 2011

Bệnh đái tháo đường ở trẻ em – Nhận biết và điều trị

Bệnh đái tháo đường trẻ em là một bệnh nội tiết không phổ biến như người trưởng thành. Khoảng 90% đái tháo đường ở trẻ em là týp 1, số còn lại là đái tháo đường týp 2, thường gặp ở trẻ bị thừa cân và béo phì hoặc trong hội chứng gây béo khác như HC Prader-Willi, Laurence - Moonbiedl...


Nguyên nhân đái tháo đường ở trẻ em thường do yếu tố di truyền và quá trình viêm tự miễn phá huỷ cấu trúc tế bào bêta tụy làm giảm sản xuất insulin, gây tăng đường huyết (ĐH) mạn tính. Vì vậy, liệu pháp điều trị thay thế insulin là bắt buộc và ngay sau khi xác định chẩn đoán đái tháo đường càng sớm càng tốt. đái tháo đường ở trẻ em không được uống các loại thuốc Đông y hoặc các bài thuốc cổ truyền của người lớn, nếu không điều trị tiêm insulin trẻ sẽ bị biến chứng mù loà, suy thận hoặc nhiễm toan ceton dẫn đến tử vong.

Chẩn đoán đái tháo đường

Chẩn đoán đái tháo đường ở trẻ em gồm 4 giai đoạn:
- Giai đoạn chẩn đoán sớm chưa có biểu hiện lâm sàng: Chính vì chưa có biểu hiện lâm sàng, nên bệnh chỉ được phát hiện khi được khám và làm các xét nghiệm. Trong kết quả xét nghiệm nhận thấy có sự thay đổi về miễn dịch, tìm thấy kháng thể kháng tế bào tiểu đảo như ICA (Islet Cell Antibodies). Khi nhiều kháng thể có mặt như: GAD (Glutamic Acid Decarboxylase), IAA (Insulin Autoantibodies), nguy cơ đái tháo đường > 70% vào 5 năm tới. Các Marker gen làm tăng nguy cơ là HLA DR3-DQ A1*0501-DQB1* 0201, HLA DR4-DQ A1*0301-DQB1*0302 và HbA1C tăng trong máu thì nguy cơ từ 40-60% đái tháo đường xảy ra và trong khoảng 5-7 năm tới.

- Giai đoạn bị bệnh đái tháo đường: Đây là giai đoạn đã có những triệu chứng, với hai đặc điểm lâm sàng là:

Khởi phát đột ngột và cấp tính: đái nhiều, uống nhiều, mất nước, rối loạn nhịp thở Kussmaul, nhiễm toan ceton và hôn mê.
Khởi phát từ từ: với triệu chứng, đái nhiều, uống nhiều, ăn nhiều và gầy sút cân trong vài tuần hoặc vài tháng. Kèm theo các triệu chứng khác như: đái dầm dai dẳng, đau bụng, nôn, nhiễm trùng sinh dục và da tái diễn, mệt mỏi, giảm tập trung khi học.

Cần đưa trẻ đi làm xét nghiệm glucose máu và niệu để phát hiện bệnh đái tháo đường ở trẻ em khi có đái nhiều, uống nhiều và gầy sút cân.

- Giai đoạn thuyên giảm một phần "Tuần trăng mật": Bệnh nhân không cần dùng insulin ngoại sinh vì glucose máu, HbA1C bình thường, nhu cầu insulin thấp < 0.5 u/kg/ngày. Khoảng 30-60% trẻ em có giai đoạn thuyên giảm bệnh sau 1-6 tháng bắt đầu điều trị insulin. Do đó với bệnh nhân mới chẩn đoán đái tháo đường phải giám sát chặt chẽ glucose máu trong 6 tháng đầu điều trị insulin.

- Giai đoạn đái tháo đường vĩnh viễn, toàn bộ tế bào bêta bị phá hủy, thiếu insulin toàn bộ: đái nhiều, uống nhiều, ăn nhiều, giảm cân, mệt mỏi, thị lực giảm, mất nước và có thể đái đường nhiễm toan ceton. Đặc điểm ít gặp trẻ dưới 1 tuổi, tuổi mắc bệnh tăng dần và tuổi thường bị đái tháo đường khi dậy thì 10-14 tuổi.


Điều trị

Mục đích cần đạt được khi điều trị insulin ở trẻ em là đảm bảo ĐH ổn định trong giới hạn cho phép từ 4-7mmol/l vào ban ngày và 4-9mmol/l vào ban đêm. HbA1C < 7 %; trẻ tăng cân đi học được; phát triển thể lực và sinh dục bình thường; hạn chế những biến chứng xảy ra trong quá trình điều trị.

Chế độ ăn

Chế độ ăn của trẻ bị đái tháo đường không kiểm soát chặt chẽ như người lớn, vì cơ thể trẻ đang phát triển cần ăn đủ chất, đảm bảo phát triển, tăng trưởng trong giai đoạn dậy thì và vị thành niên, nhưng phải kiểm soát glucose máu ổn định.


______________________________________________


Bạn từng có vấn đề về sức khỏe như Huyết áp, tiểu đường, tim mạch, sỏi thận – sỏi mật, gút, viêm loét, thần kinh tọa, tai biến, ung thư …

Bạn từng mệt mỏi vì điều trị tại các Chuyên khoa- Bệnh viện lớn, Tốn rất nhiều tiền, dùng thuốc Đông – Tây Y nhưng kết quả vẫn không được như mong đợi.

Hãy một lần thử với dòng sản phẩm NONI JUICE của tập đoàn Quốc Tế TAHITIAN NONI INTERNATIONAL của Mỹ.

LÀM THẾ NÀO ĐỂ BẠN CÓ MỘT SỨC KHỎE TUYỆT HẢO VÀ KHÔNG BAO GIỜ CÒN PHẢI LO LẮNG VỀ BỆNH TẬT CỦA MÌNH NỮA – SẢN PHẨM NONI JUICE CỦA TẬP ĐOÀN QUỐC TẾ TAHITIAN NONI SẼ GIÚP ĐƯỢC CHO BẠN. Mời vào xem ngay: http://www.BiQuyetSucKhoeTuyetHao.com
Đọc tiếp →

25 tháng 3, 2011

Bệnh đái tháo đường ở phụ nữ mang thai

Đái tháo đường ở phụ nữ mang thai là một dạng rối loạn dung nạp carbonhydrate ở những mức độ khác nhau khởi phát trong thời kỳ thai nghén.

Cơ sở

Đái tháo đường trong thời kì mang thai là sự giảm dung nạp carbohydrate với các mức độ khác nhau mà những rối loạn này được phát hiện lần đầu trong khi đang có thai. Như vậy, một tỷ lệ nhỏ phụ nữ có thai đã bị đái tháo đường từ trước nhưng không được phát hiện đã mắc đái tháo đường týp 1 hoặc týp 2 cũng nằm trong nhóm này. Những người này hoặc sẽ được phát hiện nhờ biểu hiện lâm sàng trong khi mang thai hoặc sẽ được xác định bằng nghiệm pháp dung nạp glucose sau đẻ. đái tháo đường ở phụ nữ mang thai có liên quan đến hậu quả không tốt cả giai đoạn trước mắt và lâu dài đối với cả mẹ và con.

Tỷ lệ hiện mắc đái tháo đường ở phụ nữ mang thai đang tăng lên và thay đổi khác nhau theo nhóm các dân tộc. Theo số liệu ban đầu của cuộc điều tra phụ nữ có thai có tuổi từ 25 trở lên tại Hà Nội thì tỷ lệ đái tháo đường thai kỳ khoảng 10%, một nghiên cứu khác ở một quận ở TP. Hồ Chí Minh tỷ lệ này là 3,9%. Tuy nhiên, tỷ lệ này không đại diện cho toàn bộ tình trạng đái tháo đường thai nghén của Việt Nam.

Hậu quả của đái tháo đường ở phụ nữ mang thai

Những nguy cơ đối với bào thai

Khi người mẹ mắc đái tháo đường thai kỳ thì tăng tỷ lệ thai chết lưu, tăng nguy cơ sảy thai và tăng nguy cơ mắc các dị tật bẩm sinh.

Đái tháo đường ở phụ nữ mang thai làm tăng tỷ lệ bệnh tật và tử vong chu sinh. Những tiến bộ gần đây trong chăm sóc bà mẹ và thai nhi đã làm giảm tỷ lệ tử vong chu sinh ở các nước phương Tây một cách chắc chắn và toàn diện; nhưng nó vẫn đang là vấn đề cần phải được đặc biệt quan tâm ở các nước đang phát triển. Những đứa trẻ được sinh ra bởi những bà mẹ không được chẩn đoán hoặc những bà mẹ đái tháo đường ở phụ nữ mang thai không được quản lý tốt có nguy cơ thai to và phải can thiệp khi sinh. Nguy cơ hạ đường huyết sơ sinh, vàng da, hạ canxi máu... đã làm tăng nhu cầu sử dụng phương tiện chăm sóc đặc biệt.
 

Những nguy cơ đối với trẻ

Những đứa trẻ của lần mang thai bị đái tháo đường thai kỳ sẽ tăng nguy cơ béo phì; sớm xuất hiện rối loạn dung nạp glucose và đái tháo đường týp 2. Nguy cơ này dường như có liên quan đến nồng độ glucose trong máu của mẹ, người ta không thấy nguy cơ này xảy ra ở những người phụ nữ được kiểm soát tốt glucose máu trong khi mang thai.

Những nguy cơ đối với mẹ
Sau tuần thứ 12 là người mẹ nếu bị mắc đái tháo đường thai kỳ đã có những nguy cơ cao bị nhiễm độc thai nghén, làm tăng bệnh võng mạc tăng sinh.

Về những tuần của 3 tháng cuối có nguy cơ thai to, ngôi thai bất thường và tăng tỷ lệ tử vong cho mẹ khi sinh.

Ngay trong đẻ cũng gây cho mẹ đẻ khó, dễ tử vong. Sau đẻ thì có nguy cơ hạ đường huyết sau đẻ, một hậu quả tất yếu của mắc đái tháo đường thai kỳ.
đái tháo đường thai kỳ là một yếu tố nguy cơ quan trọng, để tiên lượng xuất hiện đái tháo đường týp 2 ở bà mẹ. Tỷ lệ chuyển thành đái tháo đường týp 2 ở phụ nữ có đái tháo đường thai kỳ thay đổi khác nhau giữa các nhóm quần thể. Tỷ lệ này ở những người da trắng vào khoảng 2%/năm. Những phụ nữ béo phì hoặc những phụ nữ thuộc các cộng đồng, nền văn hoá hoặc dân tộc có tỷ lệ đái tháo đường týp 2 cao và khởi phát sớm sẽ có tỷ lệ chuyển đổi nhanh hơn, khoảng 5% một năm. 


____________________________________________


Bạn từng có vấn đề về sức khỏe như Huyết áp, tiểu đường, tim mạch, sỏi thận – sỏi mật, gút, viêm loét, thần kinh tọa, tai biến, ung thư …

Bạn từng mệt mỏi vì điều trị tại các Chuyên khoa- Bệnh viện lớn, Tốn rất nhiều tiền, dùng thuốc Đông – Tây Y nhưng kết quả vẫn không được như mong đợi.

Hãy một lần thử với dòng sản phẩm NONI JUICE của tập đoàn Quốc Tế TAHITIAN NONI INTERNATIONAL của Mỹ.

LÀM THẾ NÀO ĐỂ BẠN CÓ MỘT SỨC KHỎE TUYỆT HẢO VÀ KHÔNG BAO GIỜ CÒN PHẢI LO LẮNG VỀ BỆNH TẬT CỦA MÌNH NỮA – SẢN PHẨM NONI JUICE CỦA TẬP ĐOÀN QUỐC TẾ TAHITIAN NONI SẼ GIÚP ĐƯỢC CHO BẠN. Mời vào xem ngay: http://www.BiQuyetSucKhoeTuyetHao.com
   
Đọc tiếp →

24 tháng 3, 2011

Tầm soát bệnh đái tháo đường ở cộng đồng

Theo kết quả điều tra, sàng lọc thông qua tư vấn miễn phí tại Trung tâm Y tế dự phòng thành phố Đà Nẵng vừa công bố mới đây cho biết, 8,3% trong tổng số 4.679 người dân tại các quận Thanh Khê, Sơn Trà và Hải Châu cho kết quả dương tính với bệnh đái tháo đường (ĐTĐ). Đây là tỷ lệ cao, cho thấy nguy cơ mắc bệnh ĐTĐ của người dân thành phố đang tăng lên.
Mắc bệnh, nhưng không biết


Mô tả ảnh.
Người dân đến tư vấn, xét nghiệm bệnh ĐTĐ tại Trung tâm Y tế dự phòng thành phố Đà Nẵng.
Trong một lần đưa con đến Trung tâm Y tế dự phòng thành phố tiêm ngừa, chị Nguyễn Thị Vân (quận Thanh Khê) được các bác sĩ tư vấn về bệnh ĐTĐ. Ban đầu, chị nghĩ mình là người khỏe mạnh, thường xuyên tập thể dục, lâu nay không đau ốm và cũng không có biểu hiện bệnh tật. Tuy vậy, sau vài phút tư vấn và tiến hành lấy máu xét nghiệm nhanh, các bác sĩ cho biết chị Vân đã mắc bệnh ĐTĐ type 2, mà nguyên nhân chủ yếu là do chế độ ăn uống hằng ngày chưa hợp lý.
Đối với chị Thanh Nhàn (quận Hải Châu), từ 3 năm trở lại đây phát hiện người mệt, cơ thể béo phì, đi đứng khó khăn. Chân của chị xuất hiện những vết sưng to, phù nề. Chị Nhàn cũng không biết mình bị ĐTĐ mà chỉ nghĩ do mình tăng cân quá nhanh. Khi được tư vấn và xét nghiệm, chị mới biết mình mắc bệnh ĐTĐ trong một thời gian dài mà không hay biết.

Bác sĩ Nguyễn Hóa, Phó Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng thành phố Đà Nẵng cho biết, không ít người dân thành phố khi đến tư vấn, sàng lọc miễn phí bệnh ĐTĐ đều ngạc nhiên vì lâu nay cơ thể khỏe mạnh, ăn uống, sinh hoạt bình thường như mọi người nhưng sau 1 phút test nhanh, kết quả dương tính với bệnh ĐTĐ. Theo bác sĩ Hóa, bệnh ĐTĐ là một tình trạng rối loạn chuyển hóa mạn tính do nhiều nguyên nhân gây nên với đặc trưng nổi bật là tình trạng tăng mạn tính nồng độ đường trong máu, đây là hậu quả của rối loạn bài tiết insulin, hoặc do giảm tác dụng chuyển hóa của insulin hay do sự phối hợp của cả hai yếu tố nói trên. Nếu không đến tư vấn và xét nghiệm thì không biết mình mắc bệnh và không điều trị trong thời gian dài sẽ gây ra biến chứng nguy hiểm.

Trong hai năm 2009-2010, 18 phường trên địa bàn các quận Hải Châu, Sơn Trà và Thanh Khê của thành phố Đà Nẵng được chọn triển khai thí điểm sàng lọc bệnh ĐTĐ. Theo thống kê, gần 9,6% trong tổng số 1.600 người dân quận Sơn Trà mắc bệnh ĐTĐ, trong khi đó, tỷ lệ này ở quận Thanh Khê là 7,7% trong tổng số 1.523 người. Đây là tỷ lệ khá cao so với tỷ lệ trung bình của cả nước hiện nay khoảng 5 đến 6%.

Nhiều người được tầm soát

Cho đến nay, Dự án quốc gia tầm soát, sàng lọc bệnh nhân ĐTĐ đã được triển khai trên toàn quốc. Đà Nẵng là 1 trong 4 thành phố lớn triển khai sớm nhất chương trình này. Mục tiêu của Dự án là triển khai các phòng tư vấn, hỗ trợ xét nghiệm và tư vấn điều trị cho bệnh nhân ĐTĐ tại các quận Thanh Khê, Hải Châu và Sơn Trà. Khi đến phòng tư vấn tại địa chỉ 315 Phan Châu Trinh, người dân xác định mắc bệnh sẽ được hướng dẫn về chế độ dinh dưỡng, phương pháp luyện tập thể dục, nhất là theo dõi đường huyết ổn định để tránh các biến chứng của căn bệnh này. Bác sĩ Nguyễn Hóa cho biết, người bệnh ĐTĐ hạn chế dùng chất béo, chất đạm và không nên dùng trực tiếp thức ăn có thành phần đường hấp thu nhanh. Bệnh nhân cũng nên bỏ hẳn thói quen uống sữa vào ban đêm, nhưng vẫn có thể uống sữa không đường và sữa dành riêng cho người bị ĐTĐ.

Bệnh nhân tham gia chương trình sẽ được miễn phí tư vấn, cung cấp tài liệu về bệnh ĐTĐ, hướng dẫn điều trị, thử đường huyết, để giúp chẩn đoán chính xác bệnh. Hiện nay chưa có thuốc chữa khỏi bệnh ĐTĐ, nhưng có thể phòng chống được bằng chế độ ăn uống hợp lý và tăng cường hoạt động thể lực. Bởi vậy, không chỉ người bệnh mà cả những người bình thường cần thực hành lối sống khỏe mạnh, có chế độ dinh dưỡng hợp lý, tăng hoạt động thể lực và loại bỏ các thói quen không có lợi cho sức khỏe. Việc khám sàng lọc nhằm phát hiện và điều trị sớm bệnh ĐTĐ là mục tiêu quan trọng cần được đặt ra cho cả cộng đồng.
_____________________________________________________
Bạn từng có vấn đề về sức khỏe như Huyết áp, tiểu đường, tim mạch, sỏi thận – sỏi mật, gút, viêm loét, thần kinh tọa, tai biến, ung thư …

Bạn từng mệt mỏi vì điều trị tại các Chuyên khoa- Bệnh viện lớn, Tốn rất nhiều tiền, dùng thuốc Đông – Tây Y nhưng kết quả vẫn không được như mong đợi.

Hãy một lần thử với dòng sản phẩm NONI JUICE của tập đoàn Quốc Tế TAHITIAN NONI INTERNATIONAL của Mỹ.

LÀM THẾ NÀO ĐỂ BẠN CÓ MỘT SỨC KHỎE TUYỆT HẢO VÀ KHÔNG BAO GIỜ CÒN PHẢI LO LẮNG VỀ BỆNH TẬT CỦA MÌNH NỮA – SẢN PHẨM NONI JUICE CỦA TẬP ĐOÀN QUỐC TẾ TAHITIAN NONI SẼ GIÚP ĐƯỢC CHO BẠN. Mời vào xem ngay: http://www.BiQuyetSucKhoeTuyetHao.com
Đọc tiếp →

23 tháng 3, 2011

Người bệnh đái tháo đường cần lưu ý gì khi sử dụng thuốc

 Đo đường huyết.
Người bệnh đái tháo đường (ĐTĐ) thường phải dùng thuốc suốt đời để khống chế tăng đường huyết, vì đường huyết càng tăng cao, càng biến động thì biến chứng xuất hiện càng sớm và càng nặng. Chỉ trong thời gian bệnh nặng hoặc có biến chứng bệnh nhân mới cần nằm viện, còn lại phần lớn thời gian là dùng thuốc tại nhà, vì vậy khi sử dụng thuốc, bệnh nhân cần lưu ý:

Trước hết, người bệnh cần tuân thủ chế độ ăn của người ĐTĐ. Chỉ cần thực hiện tốt chế độ ăn cũng có thể điều chỉnh được đường huyết ở người ĐTĐ nhẹ. Tuân thủ tốt chế độ ăn, làm tăng được hiệu quả của điều trị bằng thuốc và làm giảm được liều thuốc cần dùng. Nếu không tuân thủ tốt chế độ ăn, làm hiệu quả dùng thuốc giảm và thường phải tăng liều thuốc.

Thực hiện chế độ tập luyện hàng ngày và giảm cân nặng với người béo phì giúp cải thiện tình trạng kháng insulin, làm tăng hiệu quả của việc dùng thuốc và giảm được liều thuốc cần dùng.


Đối với thuốc uống hạ đường huyết cần lưu ý: không phối hợp 2 thuốc cùng nhóm vì cùng cơ chế tác dụng, nhưng cũng có thể phối hợp thuốc có tác dụng nhanh với thuốc tác dụng chậm. Có thể phối hợp 2 thuốc khác nhóm hoặc phối hợp thuốc hạ đường huyết với thuốc nhóm acacbose. Thuốc thường được uống trước bữa ăn 30 phút nếu là thuốc tác dụng nhanh và uống trước bữa ăn 60 phút nếu là thuốc tác dụng chậm. Nếu uống quá xa bữa ăn dễ gây tụt đường huyết, có thể nguy hiểm đến tính mạng, nên cần đọc kỹ hướng dẫn với từng loại thuốc.


Người bệnh cần biết triệu chứng của hạ đường huyết để đề phòng. Biểu hiện của hạ đường huyết như sau: cảm giác đói cồn cào, thèm ăn, run tay chân, vã mồ hôi, da lạnh ẩm, nếu nặng sẽ lơ mơ rồi đi vào hôn mê. Nếu xét nghiệm đường huyết sẽ thấy đường huyết dưới 2,5 mmol/l. Hạ đường huyết hay xảy ra ở người ĐTĐ dùng quá liều thuốc hạ đường huyết hoặc ăn uống thất thường. Nếu có triệu chứng trên, cần ăn ngay một chút bánh quy hoặc uống 250ml sữa hoặc ăn một loại thức ăn gì đó có sẵn, các triệu chứng sẽ giảm nhanh.


Ngoài thuốc hạ đường huyết, người bệnh ĐTĐ thường phải dùng các thuốc khác để điều trị các biến chứng như sử dụng kháng sinh để điều trị nhiễm khuẩn, sử dụng thuốc để hạ mỡ máu, thuốc để điều trị tổn thương thần kinh ngoại vi... Để các thuốc trên phát huy được tác dụng, nhất là kháng sinh thì phải sử dụng thuốc hạ đường huyết đủ để duy trì đường huyết ở mức bình thường (4 - 6mmol/l), nếu đường huyết cao thì kháng sinh sẽ không có hiệu quả.
_________________________________________________________
Bạn từng có vấn đề về sức khỏe như Huyết áp, tiểu đường, tim mạch, sỏi thận – sỏi mật, gút, viêm loét, thần kinh tọa, tai biến, ung thư …

Bạn từng mệt mỏi vì điều trị tại các Chuyên khoa- Bệnh viện lớn, Tốn rất nhiều tiền, dùng thuốc Đông – Tây Y nhưng kết quả vẫn không được như mong đợi.

Hãy một lần thử với dòng sản phẩm NONI JUICE của tập đoàn Quốc Tế TAHITIAN NONI INTERNATIONAL của Mỹ.

LÀM THẾ NÀO ĐỂ BẠN CÓ MỘT SỨC KHỎE TUYỆT HẢO VÀ KHÔNG BAO GIỜ CÒN PHẢI LO LẮNG VỀ BỆNH TẬT CỦA MÌNH NỮA – SẢN PHẨM NONI JUICE CỦA TẬP ĐOÀN QUỐC TẾ TAHITIAN NONI SẼ GIÚP ĐƯỢC CHO BẠN. Mời vào xem ngay: http://www.BiQuyetSucKhoeTuyetHao.com
 
Đọc tiếp →

22 tháng 3, 2011

Bệnh đái tháo đường và thai nghén

Hiện nay, bệnh đái tháo đường (ĐTĐ) đang ngày càng trở nên phổ biến hơn. Ngoài sự ảnh hưởng của bệnh đến khả năng quan hệ tình dục, bệnh ĐTĐ còn có những ảnh hưởng nhất định đến người mẹ và thai nhi trong thời gian mang thai. Và ngược lại, việc mang thai cũng ảnh hưởng đến sự tiến triển của bệnh ĐTĐ.

Nguyên nhân và triệu chứng của bệnh ĐTĐ
ĐTĐ là một bệnh rối loạn chuyển hóa chất đường trong cơ thể. Nguyên nhân gây ra bệnh là do thiếu hormone của tuyến tụy. Đây là một tuyến tiêu hóa lớn, không chỉ có chức năng tiết ra dịch tụy để tiêu hóa thức ăn trong ruột, mà còn bài xuất hormone insulin đổ vào máu để điều chỉnh lượng đường trong máu và giúp các tế bào của cơ thể sử dụng được chất đường. Những tổn thương ở tụy làm cho nó không tiết ra được insulin sẽ gây hậu quả là đường máu tăng cao và đến mức nào đó (quá ngưỡng hấp thu lại của thận) thì lượng đường dư thừa trong máu sẽ bị đào thải qua nước tiểu gây nên bệnh ĐTĐ.
Khám thai định kỳ để phát hiện đái tháo đường.

Người bị ĐTĐ thường có bốn triệu chứng gợi ý để nghĩ đến bệnh là: ăn nhiều, uống nhiều, tiểu nhiều và sút cân nhiều. Nếu xét nghiệm sẽ thấy lượng đường trong máu tăng cao (triệu chứng chính) và xét nghiệm nước tiểu có thể thấy ít hoặc nhiều đường trong đó (nước tiểu bình thường không có đường). Vì thế, tiểu ra ở đâu có thể có ruồi bâu, kiến đậu ở đó. Ngoài ra, người bị ĐTĐ có thể bị béo phì hay gầy sút, lở loét dễ bị nhiễm trùng (mụn nhọt, bắp chuối, nhọt tổ ong...) dai dẳng, khó điều trị. Nặng hơn nữa có thể bị hôn mê, co giật do hạ đường huyết và toan hóa máu.

Ảnh hưởng của bệnh ĐTĐ đến thai nghén
Khi người bị bệnh ĐTĐ có thai hoặc khi người có thai bị ĐTĐ, bệnh đều có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của cả người mẹ và thai nhi.
Đối với người mẹ
Người có bệnh ĐTĐ kèm theo thai nghén thì lần thai nghén đó dễ bị nhiễm độc thai nghén (tiền sản giật và sản giật với các dấu hiệu cao huyết áp, protein niệu và phù trong thời kỳ mang thai). Thai phụ cũng dễ bị nhiễm trùng nặng, có tỷ lệ sinh phải can thiệp nhiều hơn (mổ sinh, chịu các thủ thuật do sinh khó). Sau khi sinh có thể bị ĐTĐ nặng hơn. Có khoảng 5 - 20% bà mẹ bị ĐTĐ trong lúc có thai sau khi sinh vẫn tiếp tục bị bệnh. Bạn gái bị bệnh ĐTĐ khi mang thai có nguy cơ sảy thai cao hơn, đặc biệt, nếu kiểm soát mức đường huyết không tốt.
Đối với thai nhi
Thai nhi của các bà mẹ bị ĐTĐ có tỷ lệ tử vong cao hơn và thai có thể bị dị tật hoặc chậm phát triển. Phần lớn các nghiên cứu chỉ ra rằng bất thường bẩm sinh tăng gấp 3 lần ở những thai nhi có mẹ mắc bệnh ĐTĐ. Thời gian bị ảnh hưởng (gây bất thường bẩm sinh) rất giới hạn, khi tuổi thai khoảng 3 - 6 tuần. Vì vậy, việc kiểm soát đường huyết chặt chẽ, sớm trong thai kỳ, thậm chí ngay cả trước khi có thai sẽ giúp ngăn ngừa những bất thường của thai nhi.
Sự trưởng thành về phổi của thai trong tử cung của mẹ có bệnh ĐTĐ thường chậm hơn so với thai nhi của các bà mẹ không bị bệnh. Do đó, nếu trẻ bị sinh non thì càng dễ bị suy hô hấp nặng. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, tỷ lệ trẻ có mẹ bị ĐTĐ bị suy hô hấp tăng gấp 5 – 6 lần so với trẻ có mẹ bình thường.
Con của các bà mẹ ĐTĐ thường nặng cân, to con và to cả các bộ phận nội tạng trừ não (4kg hoặc hơn thế là chuyện thường gặp ở các bà mẹ bị ĐTĐ). Bởi vì khi đường huyết tăng, thai nhi tăng tiết insulin để tiêu thụ lượng đường này nên bé cũng tăng trưởng và dự trữ năng lượng dưới dạng glycogen ở lớp mỡ của thai nhi. Vì thế, thai này thường gây sinh khó, có tỷ lệ mổ cao, nếu sinh thường rất dễ bị sang chấn. Thai tuy to nhưng lại kém về chức năng và kém phát triển sau khi sinh, đặc biệt là phát triển về trí tuệ, tâm thần. 

Ảnh hưởng của thai nghén đến bệnh ĐTĐ
Thai nghén có thể coi là một yếu tố sinh bệnh ĐTĐ. Ngay cả khi bạn hoàn toàn khỏe mạnh vẫn có thể bị bệnh ĐTĐ khi mang thai. Bởi vì khi mang thai, nội tiết của cơ thể người mẹ có sự thay đổi, do sự có mặt của nhau thai đã tiết ra nhiều hormone khác nhau để thai phát triển. Mà các hormone của nhau thai hầu hết là các chất có thể gây tăng đường huyết. Vì vậy, người phụ nữ trước đây chưa bao giờ bị ĐTĐ, đến khi có thai có thể mắc bệnh ĐTĐ do thai nghén và bệnh ĐTĐ thường khỏi hẳn sau khi sinh con (tuy vậy có một số ít vẫn tiếp tục bị ĐTĐ).
Ngoài ra, với người đã bị ĐTĐ trước lúc có thai thì bệnh dễ bị nặng hơn lên. Tình trạng hạ đường huyết dễ xảy ra ngay từ những tháng thai nghén đầu tiên do tình trạng nghén: ăn uống kém, nôn mửa; nhất là đối với người bệnh được điều trị thường xuyên bằng insulin. Tình trạng toan hóa cũng dễ xảy ra vào những tháng giữa và cuối kỳ thai nghén. Khi chuyển dạ, do ăn uống kém, các cơ tử cung và cơ bắp của cơ thể lại vận động nhiều, tiêu tốn nhiều năng lượng thì nguy cơ hạ đường huyết rất cao. Khi đó có thể phải ngừng hẳn việc điều trị bằng insulin và có khi còn phải truyền thêm dung dịch có đường cho sản phụ. Sau khi sinh, tác dụng của các hormone nhau thai không tồn tại nữa cũng cần điều chỉnh insulin điều trị cho người bệnh một cách thích hợp.

Những lưu ý khi mang thai
Đối với những phụ nữ có nguy cơ mắc ĐTĐ cao
Nên đi khám bác sĩ ngay từ trước khi mang thai và nếu có mang thai thì cần làm xét nghiệm đường huyết trong giai đoạn sớm (ba tháng đầu) của thai kỳ. Nếu kết quả bình thường thì sẽ được thực hiện tiếp xét nghiệm sàng lọc tình trạng bất dung nạp đường trong thai kỳ vào khoảng tuần thứ 24 - 28. Bác sĩ sẽ cho làm xét nghiệm dung nạp đường glucose qua hệ tiêu hóa.
Tuy nhiên, theo Hội những nhà sản phụ khoa Mỹ, nên thực hiện xét nghiệm này cho tất cả các phụ nữ có thai vì có tới khoảng 50% phụ nữ bị ĐTĐ trong thai kỳ, dù họ không thuộc nhóm có nguy cơ cao.
Đối với những phụ nữ đã mắc ĐTĐ trước khi mang thai
Thai phụ cần thực hiện chế độ ăn uống theo sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Cần được theo dõi chặt chẽ lượng đường huyết và điều chỉnh liều thuốc. Ngoài ra, cần thực hiện các xét nghiệm khác để đánh giá sức khỏe của thai nhi, siêu âm màu để theo dõi những thay đổi hệ thống mạch máu có thể làm tổn hại đến thai nhi.
Như vậy, những bà mẹ bị ĐTĐ cần được theo dõi và chăm sóc chu đáo ở cả hai phía: các thầy thuốc sản khoa và các thầy thuốc chuyên khoa nội tiết điều trị bệnh ĐTĐ. Mọi thứ thuốc men và chế độ ăn uống trong giai đoạn thai nghén này cần theo đúng chỉ dẫn của các thầy thuốc chuyên khoa. Có như thế mới tránh được các rủi ro, tai biến cho cả mẹ và con.

_______________________________________________________


Bạn từng có vấn đề về sức khỏe như Huyết áp, tiểu đường, tim mạch, sỏi thận – sỏi mật, gút, viêm loét, thần kinh tọa, tai biến, ung thư …

Bạn từng mệt mỏi vì điều trị tại các Chuyên khoa- Bệnh viện lớn, Tốn rất nhiều tiền, dùng thuốc Đông – Tây Y nhưng kết quả vẫn không được như mong đợi.

Hãy một lần thử với dòng sản phẩm NONI JUICE của tập đoàn Quốc Tế TAHITIAN NONI INTERNATIONAL của Mỹ.

LÀM THẾ NÀO ĐỂ BẠN CÓ MỘT SỨC KHỎE TUYỆT HẢO VÀ KHÔNG BAO GIỜ CÒN PHẢI LO LẮNG VỀ BỆNH TẬT CỦA MÌNH NỮA – SẢN PHẨM NONI JUICE CỦA TẬP ĐOÀN QUỐC TẾ TAHITIAN NONI SẼ GIÚP ĐƯỢC CHO BẠN. Mời vào xem ngay: http://www.BiQuyetSucKhoeTuyetHao.com
Đọc tiếp →